facebook com

Bàn về vấn đề tên miền khi doanh nghiệp muốn mở rộng sang thị trường nước ngoài

Từ đầu những năm 2000, tên miền đã được phép đăng ký bởi nhiều ngôn ngữ khác nhau – ví dụ 例子.com là tên miền tiếng Trung hợp lệ. Điều này giúp cho người dùng địa phương ít phụ thuộc hơn vào bảng chữ cái tiếng Anh khi sử dụng Internet, đặc biệt đối với những quốc gia không sử dụng bảng chữ cái Latin. Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay ai cũng có thể đăng ký được tên miền tùy thích, miễn là nó chưa được đăng ký. Điều này có nghĩa là tên miền của những thương hiệu lớn khi được dịch ra tiếng nước ngoài, hoàn toàn có thể bị đăng ký bởi một chủ thể thứ 3 không sở hữu thương hiệu đó.

Với góc nhìn tích cực, vấn đề này có thể thúc đẩy các thương hiệu đầu tư hơn vào ngôn ngữ địa phương, tạo thuận lợi cho người dùng. Tuy nhiên, nếu những tên miền đó đã được đăng ký trước bởi 1 bên khác nhằm mục đích tạo lợi nhuận không liên quan đến thương hiệu, thì rõ ràng đây là một vấn đề cần phải xem xét.

25.jpg

Sau đây là một số trường hợp:

Dịch tên thương hiệu ra ngôn ngữ địa phương

Có thể doanh nghiệp không quan tâm nhiều hoặc chưa bao giờ nghĩ đến việc phiên dịch thương hiệu của mình sang ngôn ngữ địa phương để tiếp cận khách hàng bản địa. Nhưng trên thực tế, hàng ngày vẫn có nhiều người bản địa nhắc đến thương hiệu bằng ngôn ngữ, chữ viết của mình. Do đó, khi tên thương hiệu được phiên dịch ra và được đăng ký thành tên miền, sẽ có nhiều người nhầm lẫn đó là tên miền của thương hiệu thật.

Ví dụ trường hợp của PlayStation:

PlayStation được dịch sang ngôn ngữ Do Thái là פלייסטיישן

Dữ liệu của Google cho thấy tỷ lệ người dân Israel tìm kiếm từ “PlayStation” so với từ “פלייסטיישן “ là 10 : 3.

Tuy nhiên, tên miền  פלייסטיישן.com đã được đăng ký từ năm 2010, nhưng không phải bởi công ty Sony, mà thay vào đó tên miền này được trỏ thẳng tới 1 trang web đầy quảng cáo Adsense.

Sử dụng chơi chữ để nhái tên thương hiệu

Ví dụ trường hợp của Skype:

скаип.com là tên miền không dấu của скайп.com, là phiên âm tiếng Nga của Skype.com. Cả 2 tên miền này đều được trỏ về 1 trang web dành cho người lớn, được đăng ký lần lượt vào năm 2012 và 2007.

Ví dụ trường hợp của Viagra và Netflix:

Đây là những trường hợp sử dụng ngôn ngữ địa phương để mô phỏng tên thương hiệu gốc

vìágrã.com: Tên miền này mô phỏng thương hiệu Viagra, được đăng ký vào năm 2007 và đang được trỏ tới 1 trang web giữ chỗ cho quảng cáo.

ñetflix.com: Thương hiệu Netflix đã bị nhái bằng cách thay chữ “n” thông thường thành chữ eñe trong tiếng Tây Ban Nha. Tên miền này được đăng ký vào năm 2007 và được trỏ tới 1 website nghiên cứu thị trường.

Tên miền “Thương hiệu + Từ khóa” cũng được trưng dụng

Việc nhái thương hiệu bằng ngôn ngữ bản địa để câu kéo khách hàng của thương hiệu đó không chỉ dừng lại ở việc nhái chính xác tên thương hiệu. Một vài người hoặc tổ chức đã cao tay hơn khi đăng ký tên miền với tên thương hiệu kèm từ khóa bằng tiếng địa phương.

Ví dụ tên miền: ロレックス買取.net , có nghĩa là “mua bán RoLex” trong tiếng Nhật. Và tên miền này tất nhiên không phải do Rolex đăng ký.

 
Nói tóm lại, khi doanh nghiệp muốn tiến ra thị trường quốc tế thì ngôn ngữ địa phương là 1 vấn đề quan trọng cần được xem xét. Những nhà đầu cơ tên miền và tiếp thị liên kết đã làm điều này trước đó nhiều năm, và có có vẻ thành công, ít nhất là theo tiêu chuẩn của họ.

Marcom Dept. 
 

Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook để ủng hộ đội ngũ viết bài của Mắt Bão nhé!
Bài viết liên quan
Đừng bỏ lỡ tin tức mới sẽ giúp ích cho việc kinh doanh của bạn Đăng ký nhận tin, nhận ngay bài haynhững ưu đãi bất ngờ từ Mắt Bão.
Dịch vụ bạn muốn nhận tin
Đọc nhiều nhất