facebook com

Mẹo tạo Google Web Stories mà SEOer nào cũng nên biết

Áp dụng những mẹo tạo Google Web Stories sẽ giúp tối ưu hiệu suất của Web Stories và tăng lưu lượng người dùng hiệu quả.

MỤC LỤC:

Áp dụng những mẹo tạo Google Web Stories sẽ giúp tối ưu hiệu suất của Web Stories và tăng lưu lượng người dùng hiệu quả.

Sử dụng mẹo tạo Google Web Stories sẽ giúp tăng lưu lượng người dùng.

Plugin WordPress Web Stories là một công cụ mới xuất hiện trong thời gian gần đây và được phát triển bởi Google. Plugin này cho phép bạn tạo những câu chuyện trực quan toàn màn hình, có thể tùy chỉnh và được hỗ trợ bởi công nghệ AMP. Cùng tìm hiểu về quá trình cài đặt và các mẹo tạo Google Web Stories hữu ích qua bài viết này nhé.

Quá trình cài đặt Plugin Web Stories dành cho WordPress

Quá trình cài đặt Plugin Web Stories dành cho WordPress rất đơn giản.

Quá trình cài đặt Plugin Web Stories dành cho WordPress rất đơn giản.

Phiên bản cuối cùng của Plugin WordPress Web Stories sẽ được phát hành vào cuối mùa hè này, năm 2020. Phiên bản hiện tại bị thiếu chức năng hỗ trợ ảnh động và tệp đính kèm trang. Tuy nhiên, phiên bản cuối cùng sẽ được trang bị đầy đủ tính năng và cho khả năng hoạt động mượt mà hơn. Điều này một lần nữa cho thấy WordPress luôn là nền tảng đi đầu về SEO bởi tính cập nhật những kỹ thuật mới nhất. Đây có thể nói là một tin đáng mừng cho cộng đồng sử dụng WordPress, WordPress Hosting.

Để cài đặt thành công Plugin Web Stories, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Truy cập trang Web chính thức của công cụ này trên Google
  • Tải File xuống dưới dạng tệp .Zip.
  • Trong WordPress, bạn chọn Plugins, nhấn Add New.
  • Tiếp theo, chọn Upload Plugin.
  • Chờ cho đến khi hệ thống hiển thị thông báo Upload File, bạn nhấn Choose File.
  • Tiếp tục tải Plugin vừa Download.
  • Ấn Install Now để tiến hành cài đặt.
  • Sau quá trình này, bạn chỉ việc ấn vào Active Plugin để kích hoạt và hoàn tất quá trình cài đặt.

Tham khảo thêm: Google Web Stories là gì?

9 mẹo để có cách tạo Google Web Stories hoàn chỉnh mà SEOer cần biết

Google Web Stories muốn đạt được hiệu quả mong muốn không phải là điều dễ dàng. Trên hết, bạn cần phải nắm được các mẹo cơ bản ngay dưới đây.

  • Chất lượng Content để Google lập chỉ mục
  • Google Site Kit để theo dõi Google Analytics
  • Sử dụng Meta Data
  • Sử dụng HTML trên Plugin WordPress Web Stories
  • Thêm Schema Markup
  • Ảnh bìa trên Plugin WordPress Web Stories
  • URL của Plugin WordPress Web Stories xuất hiện trong XML Sitemap
  • Công cụ gỡ rối trên WordPress Web Stories Plugin
  • Theo dõi hiệu suất trên Web Stories

1. Bạn cần kiểm soát chất lượng Content để Google lập chỉ mục

Sử dụng Google Site Kit để theo dõi Google Analytics là một mẹo tạo Google Web Stories hiệu quả.

Sử dụng Content chất lượng cao để được Google lập chỉ mục bạn nhé.

Nếu đang gặp khó khăn khi sử dụng Plugin WordPress Web Stories thì bạn cần lưu ý đến việc duy trì chất lượng Content. Bởi khi bạn sử dụng Content kém chất lượng trong một khoảng thời gian dài, Google sẽ bỏ qua việc lập chỉ mục cho nội dung đó. Content không chỉ yêu cầu phải hấp dẫn, thu hút người dùng mà còn cần tuân theo nguyên tắc trung thực, có độ tin cậy cao, không lừa dối người dùng. Vì vậy, nếu đang gặp sự cố về lập chỉ mục, hãy xem kỹ Web Stories của mình và đánh giá lại.

2. Sử dụng công cụ Google Site Kit là một cách hiệu quả để theo dõi hiệu quả của Google Web Stories được tạo ra

\Meta Data của Plugin WordPress Web Stories không có chức năng tùy chỉnh.

Sử dụng Google Site Kit để theo dõi Google Analytics là một mẹo tạo Google Web Stories hiệu quả.

Thông thường, nếu không phải là một lập trình viên, bạn sẽ không cần dùng công cụ để theo dõi Google Analytics cho Web Stories của mình. Tuy nhiên, do Plugin Web Stories của WordPress đang trong giai đoạn thử nghiệm nên việc gặp trở ngại trong khi tạo ra Web Stories đầu tiên là điều dễ dàng xảy ra.

Để theo dõi và điều hành Google Analytics cho Stories, bạn cần sử dụng Google’s Site Kit Plugin. Tiếp theo, bạn cần cấu hình với Google Tag Manager để tạo một thẻ AMP riêng biệt. Google Site Kit sẽ cung cấp tất cả các chi tiết bạn cần để phát triển mọi thứ. Do đó, việc tích hợp Google Analytics với Google Tag Manager sẽ rất đơn giản.

Sau khi biết cách sử dụng công cụ Google Site Kit để theo dõi Google Analytics, chúng ta có thể chuyển sang một số mẹo tạo Google Web Stories khác.

3. Sử dụng Meta Data khi tạo Google Web Stories

Content được truy cập trên công cụ tìm kiếm nhờ sử dụng Plugin WordPress Web Stories.

Meta Data của Plugin WordPress Web Stories không có chức năng tùy chỉnh.

Dường như, trong phiên bản thử nghiệm Plugin Web Stories dành cho WordPress, Google đã không xem xét tới chức năng tùy chỉnh của Meta Data. Do đó, thẻ tiêu đề mà bạn sử dụng cho Web Stories cần phải giống nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, nó không bao gồm các chức năng xây dựng thương hiệu như tiêu đề. Thậm chí, nó cũng không hoạt động tốt với thẻ Meta Description.

Vì một số lý do, Google đã không hỗ trợ hoặc cung cấp cho các Plugin SEO khả năng tùy chỉnh nó. Tuy nhiên, Yoast đang tích cực khắc phục vấn đề này và sẽ bổ sung chức năng trong thời gian sớm nhất. Trong thời gian chờ đợi, bạn nên tập trung vào nội dung Web Stories để Google lập chỉ mục nhanh chóng.

4. Lưu ý quan trọng về việc sử dụng HTML trên Plugin WordPress Web Stories

Một khi đã quen với việc chỉnh sửa Web Stories trên WordPress thì bạn sẽ nhận ra rằng việc lựa chọn tiêu đề chính, tiêu đề phụ hoặc nội dung văn bản là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, hãy sử dụng từng thứ này giống như bạn viết bài Blog của riêng mình.

Điều này đặc biệt đúng khi thêm hình ảnh chứa văn bản vào Web Stories của bạn.

 Sử dụng Sitebulb để kiểm tra việc triển khai dữ liệu có cấu trúc của Web Stories.

Content được truy cập trên công cụ tìm kiếm nhờ sử dụng Plugin WordPress Web Stories.

Chẳng hạn như khi bạn muốn tạo một ảnh với Icon Speech Bubble kèm theo, thông thường sẽ phải dùng đến Photoshop. Tuy nhiên, giờ đây thay vì sử dụng Photoshop, bạn có thể thực hiện điều này nhờ trình chỉnh sửa trên Web Stories của WordPress.

Ngoài ra, bạn có thể dùng thẻ HTML cho văn bản để Google dễ dàng truy cập và sử dụng nó nhằm xếp hạng cho Web Stories.

5. Cách thêm Schema Markup vào WordPress Web Stories Plugin khi tạo

 Sử dụng Sitebulb để kiểm tra việc triển khai dữ liệu có cấu trúc của Web Stories.

Sử dụng Sitebulb để kiểm tra việc triển khai dữ liệu có cấu trúc của Web Stories.

Yoast sẽ xử lý và thêm Code Schema tùy chỉnh trong WordPress. Bạn cũng có thể tự động thêm nhiều loại Schema khác nhau vào Web Stories của mình. Các loại Schema mà bạn có thể sử dụng như: Tổ chức, Website, ImageObject, trang Web, bài báo…

Bạn nên sử dụng bản sao của Sitebulb thay cho công cụ Google’s Structured Data Testing, vì nó sắp không dùng được nữa. Sitebulb hoạt động tương tự như các phiên bản của Google, nó cho phép bạn kiểm tra URL hoặc các đoạn mã.

Thêm Schema Markup vào WordPress Web Stories Plugin sẽ giúp tối ưu nội dung nhất có thể. Vì vậy, chắc chắn rằng nó có thể là một phần hữu ích làm tăng hiệu suất trong Google Search. Đây là một mẹo tạo Web Stories mà bạn không nên bỏ qua. Một điều quan trọng nữa là bạn phải đảm bảo rằng Sitemap đang hoạt động một cách chính xác.

6. Sự quan trọng của ảnh bìa trên Plugin WordPress Web Stories

Hãy đảm bảo URL của Plugin WordPress Web Stories xuất hiện trong XML Sitemap.

Web Stories sẽ xuất hiện đẹp mắt nhất trong kết quả tìm kiếm của Google với các tính năng hình ảnh và Icon nổi bật.

Mặc dù, mẹo cách tạo Google Web Stories này được áp dụng cho Web Stories nói chung nhưng vẫn đáng để nhắc lại. Ảnh bìa được sử dụng cho Web Story cực kỳ quan trọng vì nó quyết định thành công của Content trong Google Search.

Tuy nhiên, vì Web Stories hiển thị với tỷ lệ khung hình khác nhau nên bạn có thể dùng AMP Testing Tools để hỗ trợ. Nhờ nó, bạn có thể thấy Web Stories xuất hiện như thế nào với các trường hợp khác nhau. Từ đó, điều chỉnh hình ảnh sao cho phù hợp nhất.

Ngoài ra, trước khi đăng Web Stories lên mạng xã hội, bạn có thể xem trước để thiết lập hình ảnh chính xác hơn. Lưu ý rằng, nếu ảnh của bạn quá lớn, các trang mạng xã hội sẽ tự động cắt ở giữa ảnh bìa. Do đó, hãy luôn đảm bảo hình ảnh của bạn hiển thị đẹp mắt nhất.

7. Đảm bảo URL của Plugin WordPress Web Stories được tạo xuất hiện trong XML Sitemap

Sử dụng Google Search Console giúp gỡ rối WordPress Web Stories Plugin hiệu quả.

Hãy đảm bảo URL của Plugin WordPress Web Stories xuất hiện trong XML Sitemap.

Nếu muốn Content xuất hiện trên Google thì URL cần phải có mặt trong Sitemaps. Đây là mẹo tạo Google Web Stories mà bạn nên lưu ý. Phải nói thêm rằng, Sitemap XML là một tập tin chứa danh sách của tất cả các nội dung trên trang Web dưới định dạng XML, do đó công cụ tìm kiếm như Google có thể dễ dàng tìm và lập chỉ mục cho nội dung của bạn.

Nghiên cứu cho thấy, URL chiếm khoảng 20% tầm quan trọng trong việc giúp Google tìm ra những Website mới. Chính vì vậy, muốn Google tìm được Web Stories của mình, trước tiên bạn cần đảm bảo chúng có mặt trong XML Sitemap. Nếu URL trên Web Stories không xuất hiện trong XML Sitemap sau khi Publish, nghĩa là nó đang gặp sự cố. Lúc này, bạn phải tìm cách khắc phục càng nhanh càng tốt.

8. Các công cụ gỡ rối trên WordPress Web Stories Plugin

Sử dụng Google Site Kit để theo dõi Google Analytics là một mẹo tạo Google Web Stories hiệu quả.

Sử dụng Google Search Console giúp gỡ rối WordPress Web Stories Plugin hiệu quả.

Ngoài công cụ AMP Test đã được đề cập ở mục 6 thì bạn có thể sử dụng các công cụ khác để khắc phục sự cố trên Plugin WordPress Web Stories. Điển hình là công cụ Google’s Rich Results Test.

Tuy nhiên, nhiều người thích dùng công cụ Google Search Console để trực tiếp khắc phục sự cố vì nó có nhiều chức năng hơn so với RRT và AMP Test. Google Search Console cũng sẽ cung cấp thông tin chi tiết cần thiết về việc liệu Web Stories của bạn đã được phát hiện và xuất hiện trong mục tìm kiếm hay chưa.

Ngoài ra, sử dụng công cụ URL Inspection và Live Test có thể giúp bạn phát hiện ra nhiều sự cố phức tạp hơn. Khi sử dụng Plugin Web Stories dành cho WordPress thì bạn nên thử nghiệm nhiều lần. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên dùng Google Search Console để khắc phục sự cố.

9. Theo dõi hiệu suất trên Web Stories bằng Google Search and Discover

Bạn có thể đánh giá hiệu suất trong Google Search Console với bộ lọc Discover Appearance.

Bạn có thể đánh giá hiệu suất trong Google Search Console với bộ lọc Discover Appearance.

Nhiều người tham gia Web Stories là vì lợi ích về khả năng hiển thị và lưu lượng người dùng tiềm năng mà nó mang lại. Điều này đặc biệt đúng với Google’s Discover Feed. Content của bạn có thể được đưa vào Discover nếu nó phù hợp với sở thích của người dùng. Lưu ý là bạn phải kiểm tra đầy đủ Web Stories trước khi giới thiệu cho khách hàng của mình.

Ngoài ra, bạn nên tích hợp Google Analytics chuẩn. Vì nhờ nó, bạn có thể kiểm tra được số lượt xem trang khi đăng Web Stories, các chỉ số tương tác, báo cáo trong Google Search Console.

Bạn có thể thấy rằng có một bộ lọc Web Stories hiện có thể được áp dụng cho kết quả của bạn trong Google Search Console. Hơn nữa, tính năng này ra đời cũng có tác dụng hỗ trợ AMP Test được khởi động.

Tương tự như bộ lọc Discover Appearance, bạn cũng có thể thấy Web Stories của mình xuất hiện trong tìm kiếm trên thiết bị di động với bộ lọc Search Appearance.

Google Search Console có thể cung cấp một số thông tin chi tiết quan trọng về Web story của bạn

Chẳng hạn như

  • Số lần nhấp chuột.
  • Số lần hiển thị trang Website của bạn trên kết quả tìm kiếm.
  • Các truy vấn xếp hạng trong mục tìm kiếm.
  • Các thiết bị đang hiển thị Content của bạn.
  • Content của bạn đang xuất hiện ở những quốc gia nào.

Tổng kết

Nhìn chung, Plugin WordPress Web Stories phiên bản Beta chắc chắn còn rất nhiều điều khó hiểu. Các khía cạnh như tích hợp Google Analytics và Meta Data là những lĩnh vực mà Google cần cải thiện. Vì vậy, khi tạo Web Stories đầu tiên bằng cách sử dụng Plugin WordPress, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Điểm lưu ý đầu tiên là tập trung vào việc đảm bảo chất lượng để duy trì cho Web Stories của bạn.
  • Tiếp theo, tương tự như với bất kỳ nội dung nào trên Web đều sẽ bắt đầu được ghi nhận tuổi thọ khi publish, thời gian bài đăng của bạn trong Google Search cũng như vậy.

Điều cuối cùng, hãy ghi nhớ 9 mẹo tạo Google Web Stories trên đây để sử dụng Plugin WordPress Web Stories một cách hiệu quả nhất.

Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook để ủng hộ đội ngũ viết bài của Mắt Bão nhé!
Bài viết liên quan
Đừng bỏ lỡ tin tức mới sẽ giúp ích cho việc kinh doanh của bạn Đăng ký nhận tin, nhận ngay bài haynhững ưu đãi bất ngờ từ Mắt Bão.
Dịch vụ bạn muốn nhận tin
Đọc nhiều nhất