Top 7 Xu Hướng Phát Triển Thương Mại Điện Tử Trong Năm 2021
Doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng phát triển thương mại điện tử trong năm 2021 để có những chiến lược phát triển phù hợp. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch có nhiều diễn biến bất ngờ, thương mại điện tử cũng có những thay đổi vô cùng nhanh chóng. Chúng đòi hỏi các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cần phải theo sát sự thay đổi chóng mặt này nếu muốn tham gia vào sàn thương mại điện tử.
Dưới đây, Mắt Bão sẽ phân tích Top 7 xu hướng phát triển thương mại điện tử sẽ phát triển mạnh mẽ năm 2021. Mời bạn đọc cùng tham khảo:
MỤC LỤC
1. Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng
2. Khai thác tối đa các nền tảng mạng xã hội
3. Thanh toán Online phát triển mạnh
6. Xu hướng tiếp thị bằng giọng nói
7. Ứng dụng công nghệ AR và VR trong thương mại điện tử
Các xu hướng phát triển thương mại điện tử trong năm 2021
1. Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng
Một trong những yếu tố quan trọng hiện nay giúp giữ chân khách hàng chính là việc cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng. Các Website thương mại điện tử cũng cần bắt kịp xu hướng này để trợ giúp khách hàng tốt hơn. Doanh nghiệp cần đầu tư chiến thuật để trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng trở nên tốt hơn.
Với việc áp dụng xu hướng thương mại điện tử này, doanh nghiệp có thể giúp khách hàng có thể xác định sản phẩm chính xác mà họ muốn mua một cách nhanh chóng hơn.
Khách hàng sẽ đánh giá hơn khi trải nghiệm của họ được cá nhân hóa
Chẳng hạn, doanh nghiệp sử dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ như Chatbot để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng tốt hơn. Chatbot sẽ như một trợ lý ảo giúp khách hàng tìm kiếm mặt hàng mong muốn nhanh chóng. Đồng thời, nó cũng giúp nhân viên tư vấn tiết kiệm thời gian cho những câu hỏi cơ bản. Thay vào đó, nhân viên sẽ có thời gian chăm sóc chuyên sâu để khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời hơn, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng.
2. Khai thác tối đa các nền tảng mạng xã hội
Doanh nghiệp nên tận dụng các nền tảng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, dịch vụ
Lượng người dùng thực hiện mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội đang tăng lên nhanh chóng. Một báo cáo cho thấy, người dùng hiện thích tìm kiếm thông tin, sản phẩm trên mạng xã hội nhiều hơn là lướt xem trên các trang Web.
Có thể nói, các nền tảng mạng xã hội là xu hướng phát triển thương mại điện tử hoàn hảo trong năm 2021. Bởi chúng cung cấp nội dung hình ảnh, Video cực kỳ phong phú, thu hút người dùng. Đồng thời, điều này cũng giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm, mua sắm những sản phẩm mong muốn.
Pinterest, Facebook, Instagram, Tiktok... đã có tích hợp hoặc đẩy mạnh khả năng mua hàng trong ứng dụng. Điều này cho phép khách hàng mua các mặt hàng một cách dễ dàng mà không cần điều hướng đến trang khác.
Nhìn chung, doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng này, tăng cường xây dựng kênh bán hàng, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể khuyến khích nhu cầu mua sắm, kích thích doanh số hiệu quả hơn.
3. Thanh toán Online phát triển mạnh
Người dùng chỉ cần dùng Smartphone là có thể mua hàng và thanh toán trực tuyến dễ dàng
Thanh toán Online ngày càng được ưa chuộng và tăng trưởng mạnh mẽ. Người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ đang giảm dần tỷ lệ sử dụng tiền mặt và chuyển sang thanh toán trực tuyến. Xu hướng này giúp thúc đẩy thương mại điện tử tăng trưởng nhờ vào việc cung cấp phương thức thanh toán Online.
Hơn thế nữa, dịch Covid-19 bùng phát cũng là chất xúc tác khiến nhiều khách hàng có xu hướng chuyển sang đặt hàng và thanh toán Online. Mọi người chỉ cần ở nhà, sử dụng điện thoại thông minh là đã có thể đi chợ, mua sắm và thanh toán trực tuyến dễ dàng.
4. Chú trọng dịch vụ hậu cần
Các sàn thương mại điện tử lớn chú trọng đầu tư vào dịch vụ hậu cần
Khách hàng ngày càng có mong đợi và yêu cầu cao hơn về chất lượng của dịch vụ hậu cần, dịch vụ giao hàng. Chẳng hạn, người tiêu dùng muốn hàng hóa mình mua được đóng gói cẩn thận, đẹp mắt hơn, giao hàng nhanh chóng nhất có thể.
Chính vì thế, doanh nghiệp cần sử dụng công nghệ hiệu quả để hàng hóa được giao đến khách hàng một cách nhanh chóng với mức chi phí tiết kiệm. Đây là xu hướng phát triển thương mại điện tử quan trọng trong năm 2021 mà doanh nghiệp nên lưu tâm. Các sàn thương mại điện tử lớn hiện đang đầu tư mạnh cho dịch vụ Logistics để hỗ trợ người bán làm hài lòng người tiêu dùng tốt hơn, từ đó mang đến những kết quả vô cùng khả quan.
Minh chứng cụ thể cho điều này, bạn có thể tham khảo những số liệu sau:
- Khi mọi người phải ở nhà để cùng chung tay đẩy lùi đại dịch, để đáp ứng nhu cầu giải trí, sinh hoạt hàng ngày, người dùng Việt Nam bắt đầu chọn phương thức mua sắm trực tuyến phổ biến hơn. Shopee ghi nhận tổng thời gian mua sắm trung bình một tuần của người dùng Việt trên nền tảng này đã tăng hơn 25%.
- Số lượng nhà bán hàng, thương hiệu tham gia Lễ hội mua sắm 9.9 chủ đề "Siêu sale chính hãng, hạ cánh LazMall" tăng 1,5 lần so với sự kiện mua sắm 9-9 tổ chức năm 2020. Chỉ sau 3 ngày lễ hội mua sắm lần này diễn ra, sàn Lazada đã ghi nhận số đơn đặt hàng và doanh thu tăng gấp 2 lần.
5. Ứng dụng Video Marketing
Video Marketing là một trong những xu hướng thương mại điện tử trong năm 2021
Các Video giới thiệu sản phẩm, dịch vụ giúp cung cấp cái nhìn toàn diện một cách trực quan thú vị về sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời, chúng cũng làm cho thông điệp truyền tải trở nên sống động, thu hút khách hàng hơn.
Trước kia, tiếp thị thương mại điện tử xoay quanh văn bản, rồi dần chuyển sang dạng hình ảnh. Thế nhưng trong năm 2021, Video Marketing đang được ứng dụng phổ biến hơn và giữ vị trí quan trọng để tiếp thị cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.
Theo thống kê từ HubSpot về Digital Marketing của năm 2019, các Video sản phẩm có thể thúc đẩy đến 144% khả năng mua hàng. Bên cạnh đó, 53% người dùng Smartphone cho biết, họ cảm thấy thuận lợi hơn đối với các công ty có ứng dụng di động hoặc trang Web cung cấp nội dung Video hướng dẫn. Chưa hết, có gần 50% người dùng Internet được khảo sát thực hiện tìm kiếm các Video liên quan đến dịch vụ/sản phẩm trước khi đến cửa hàng.
Các số liệu trên càng khẳng định cho vị thế không thể thay thế của Video Marketing đối với sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường thương mại điện tử.
6. Xu hướng tiếp thị bằng giọng nói
Người dùng có xu hướng tìm kiếm, mua hàng bằng giọng nói nhiều hơn
Xu hướng phát triển thương mại điện tử tiếp theo bạn cần lưu ý trong năm 2011 là tiếp thị bằng giọng nói. Thực tế cho thấy, chúng ta ngày càng không xa lạ và sử dụng phổ biến hơn các thiết bị trợ lý giọng nói như Alexa, Siri, Google Assistant, Amazon Echo. Thông qua đó, người dùng có thể tìm kiếm thông tin, sản phẩm trực tuyến, gửi tin nhắn… dễ dàng. Dự kiến trong năm 2021, các tính năng tìm kiếm bằng giọng nói sẽ được nhiều thương hiệu bổ sung và hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
7. Ứng dụng công nghệ AR và VR trong thương mại điện tử
Công nghệ AR và VR cho phép khách hàng xem hình ảnh sản phẩm 3D
AR là công nghệ thực tế tăng cường, còn VR là cụm từ chỉ công nghệ thực tế ảo. Việc ứng dụng công nghệ AR và VR (“hình dung hóa” sản phẩm) là xu hướng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số hiệu quả.
Một trong những hạn chế khi mua sắm trực tuyến là người dùng không thể tận mắt nhìn thấy sản phẩm. Công nghệ AR và VR sẽ giúp khắc phục phần nào hạn chế này, giúp khách hàng hình dung rõ hơn sản phẩm mình quan tâm.
Chẳng hạn, với ứng dụng Yamaha My Garage, khách hàng có thể kết nối với kính VR để kiểm tra kết cấu, thiết kế, cảm biến, động cơ của xe máy. Đồng thời, người mua còn có thể xem những mẫu xe máy chính thức 3D vô cùng thú vị.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển tốt hơn, doanh nghiệp cần tận dụng sự tiến bộ công nghệ, nắm bắt những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Đồng thời, các doanh nghiệp quan tâm đến thương mại điện tử cần nắm bắt kịp thời các xu hướng để đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn, mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Cho dù quyết định ứng dụng xu hướng phát triển thương mại điện tử nào, doanh nghiệp cũng cần thực hiện với mục tiêu xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và cải thiện trải nghiệm của họ.
